Trong dân gian ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu châm ngôn quả thật rất đúng, trong cuộc sống nếu như một người biết cách ăn nói thường xuyên nói lời hay, ý đẹp thì sẽ được người khác yêu quý kính trọng, ngược lại ăn nói độc miệng, nói lời ác không những bị người đời ghét mà đó còn được gọi là khẩu nghiệp từ miệng. Vậy, khẩu nghiệp là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về luật nhân quả khẩu nghiệp và báo ứng của nó.
Khẩu nghiệp là gì?
Khẩu nghiệp là một trong những nghiệp vô cùng nặng theo quan điểm của phật giáo. Mặc dù mọi người thường nhắc đến cụm từ “khẩu nghiệp từ miệng” nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó, Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về khẩu nghiệp cũng như là những nghiệp báo từ miệng.
Khẩu nghiệp được hiểu như là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói của chính chúng ta. Theo như trong đạo phật dạy, khẩu nghiệp là một trong 4 nghiệp nặng nhất. Lời nói một khi nói ra thì sẽ không thể thu lại, giống như một bát nước đã hất đi thì sẽ không thể lấy lại được. Nếu như lời nói ra bình thường thì không xảy ra bất cứ chuyện gì. Nếu như nói ra những lời lẽ ác khẩu dẫn đến sự đổ vỡ, gây ra sự đau khổ cho người khác…. thì đây chính là tội ác lớn nhất. Không có con dao nào sắc được bằng miệng lưỡi của con người. Chính vì vậy, trước khi nói ra một điều gì đó chúng ta nên suy nghĩ để tránh để lại hậu quả của khẩu nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và cách để tránh tạo khẩu nghiệp từ miệng. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ biết cách tiết chế lại những lời nói của bản thân mình để tránh tạo nghiệp cũng như quả báo từ miệng gây ra.