Cúng cô hồn vào buổi nào là đúng theo phong tục?
Cúng cô hồn được thực hiện từ xưa đến nay. Tuy nhiên, việc cúng cô hồn vào buổi nào? Giờ nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia lĩnh vực tâm linh, lễ cúng cô hồn nên được thực hiện vào buổi chiều tối.
Nguồn gốc, ý nghĩa cúng cô hồn
Theo truyền thuyết dân gian tương truyền, hàng năm, cứ đến ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương cho phép mở cửa Quỷ Môn Quan để vong hồn, quỷ đói có thể trở lại trần gian, đên 12h00 đêm ngày 14/7 âm lịch phải quay trở lại địa ngục. Nghĩa từ ngày 2- 14/7 âm lịch, các vong hồn được xá tội, được quay trở lại dân gian với người thân hay quỷ đói có dịp tung hoành, quấy phá trần gian. Vì thế dân gian có phong tục sắm sửa đồ cúng cô hồn đói khác, không nhà không cửa để ma quỷ không quấy phá.
Ngoài ra, cúng cô hồn còn nhắm mục đích giúp các linh hồn lang thang, không ai cúng kiếng được một ngày no nê trước khi quay về địa ngục. Ở Việt Nam, cúng cô hồn không hẳn là mê tín dị đoan mà nó mang tính nhân văn, nó giống như tư tưởng ngày xá tội vong nhân, ai có tội ác gì, phải chịu trừng phạt thế nào thì cũng nên có 1 ngày xá tội giảm bớt đau đớn.
Song song cúng cô hồn tháng 7 âm lịch, nhiều người làm kinh doanh cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 16 âm lịch hàng tháng nhưng lễ cúng được thực hiện đơn giản hơn.
Cúng cô hồn vào buổi nào là hợp lý?
Như đã nói trên, cúng cô hồn được thực hiện từ ngày mùng 1- rằm tháng 7 âm lịch và mùng 2, 16 âm lịch hàng tháng.
Theo các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực tâm linh và phong thủy, lễ cúng cô hồn không nơi nương tựa hay chịu oan uất nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi vì theo quan niệm dân gian, vào ban ngày có ánh sáng mặt trời, ánh nắng rất mạnh các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng ban ngày thì các cô hồn không dám lên để đón nhận những lễ vật cúng, họ sợ ánh nắng, sợ ánh sáng.
Theo một vị Địa Đức, từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sanh, cúng cô hồn ở nhiều nơi, các chùa cũng làm lễ vào buổi chiều tối, đợi tối hẳn vì theo quan niệm dân gian, ánh nắng, ánh sáng ban ngày làm suy yếu các vong hồn, phải đợi đến tối thì các vong hồn mới tích tụ được. Vì vậy, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối, các cô hồn mới có thể nhận được các đồ cúng gia chủ cúng.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đơn giản
Bạn hãy chuẩn bị mâm cúng cô hồn đơn giản gồm những đồ sau:
- Dĩa gạo muối
- Cháo trắng nấu loãng: 6 hoặc 12 chén, có thể cúng cơm vắt.
- Đường thẻ: số lượng đường tương ứng với số chén cháo trắng
- Tiền vàng, quần áo, vải,…
- Bánh kẹo loại cúng cho chúng sanh
- Bắp, khoai, sắn, đậu luộc
- Cóc, ổi, mía
- Hoa ngũ sắc
- Trái cây
- 3 ly nước, 3 cây nhang, 2 ly đèn cầy
Chú ý bày mâm cúng ngoài trời (ngoài sân), sau khi cúng không được mang đồ cúng vào trong nhà, để mọi người giật (nếu không ai giật mang đem cho người cần) tránh rước vong lạ vào nhà.
Với những chia sẻ trên, mọi người có thể hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn và biết thời điểm cúng cô hồn vào buổi nào là hợp lý nhất.
Sắp tới cô hồn tháng 7, nếu mọi người quá bận hay không biết cách cúng cô hồn thế nào để đừng rước vong lạ vào nhà liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.