Cúng cô hồn để làm gì và cúng như thế nào là đúng?
Ý nghĩa việc cúng cô hồn
Những người làm ăn kinh doanh, buôn bán lớn nhỏ, tài xế,… cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng, cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch. Tục cúng cô hồn tháng 7 là văn hóa tâm linh nên vào ngày này dân gian bày mâm cúng cho các vong linh vất vưởng không nhà cửa, không nơi nương tựa để cầu gia đạo bình an, đừng quấy phá việc làm ăn của họ.
Vì chúng ta trên đời này có tồn tại linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã mất, kể cả việc thờ cúng này không phù hợp với tôn giao mà họ theo.
Cúng cô hồn có thể xem là một hành vi mang tính nhân đạo sâu sắc, cứu giúp những linh hồn khốn khổ. Đồng thời, cúng cô hồn là một hình thức hối lộ để các oan hồn không quấy phá, hoặc có được sự hỗ trợ.
Có nhiều gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn hàng tháng vào mùng 2, 16 âm lịch. Những dịp cúng giỗ, tổ tiên, động thổ,… người ta còn làm thêm mâm cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là tháng 7 âm lịch, trùng với Lễ Vu Lan.
Việc cúng cô hồn cũng quan trọng như những lễ cúng khác. Nếu cúng sai cách có thể rước các vọng lạ vào nhà. Đây là điều nhiều gia đình lo lắng. Vậy cúng cô hồn đúng cách như thế nào để oan hồn không quấy phá.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đầy đủ lễ vật
Mâm cúng cô hồn gồm:
- Muối gạo: 1 dĩa
- Cháo trắng nấu loãng: 6 hoặc 12 chén nhỏ, có thể cúng cơm vắt
- Đường thẻ dùng với cháo trắng
- Giấy cúng, tiền vàng, quần áo, dày dép…
- Sữa, kẹo, bánh bỏng, bắp nổ, bánh men…: những loại bánh thường cho trẻ con
- Khoai lang- bắp- sắn- đậu luộc
- Trái cây, hoa (ngũ sắc)
- Nước lọc: 3 ly
- Nhang 3 hoặc 5 cây
- Nến: 2 ly
Lưu ý, cúng cô hồn không thể thiếu cháo trắng vì dân gian quan niệm linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt thức ăn thông thường.
Mọi người cúng cô hồn hàng tháng lễ vật thường đơn giản. Vào tháng 7 âm lịch, mâm cao cỗ đầy hơn. Không phải cúng nhiều là tốt mà phải thể hiện được thái độ và lương tâm của mỗi người.
Thời gian cúng cô hồn, vị trí đặt mâm cúng
Cúng cô hồn hàng tháng vào ngày mùng 2, 16 âm lịch. Cô hồn tháng 7 âm lịch được bắt đầu từ ngày mùng 1 đến 16/7 âm lịch. Mâm cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát nên thực hiện vào buổi chiều hoặc chiều tối, đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không cúng tại nhà có thể cúng tại Chùa.
Nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì lúc này không còn ánh nắng, ánh sáng. Đây là lúc linh hồn tích tụ mạnh nhất, cô hồn có thể lên đón nhận lễ vật gia chủ cúng.
Cúng vào ngày rằm tháng 7 tại nhà gia chủ nên thực hiện các lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
Cách mời cô hồn đi sau khi cúng xong
Nhiều gia đình mời cô hồn về cúng chúng sanh, nhưng làm lễ xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn quanh quẩn quấy rối đời sống, việc kinh doanh của gia chủ. Vì vậy sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng thì các gia đình phải mời vong đi.
Khi cúng xong gia chủ nhất định phải vãi gạo, muối ra sân, ra ngoài đường và đốt toàn bộ giấy tiền vàng quần áo…
Không mang đồ cúng vào nhà, để cho trẻ con giật, các nhiều trẻ đến giật tức gia chủ đó đã mua chuộc được các vong hồn.
Việc thờ cúng, kiêng kỵ hầu như nước nào cũng có. Kiêng kỵ trên góc độ nào đó giúp con người được vững tâm. Từ ngày xưa đến nay, trong văn hóa tâm linh của các nước trên thế giới đều có những tục lệ, mục đích cầu mong được may mắn, tránh điều xấu, xui rủi. Tuy nhiên, mọi người không được sa đà vào mê tín dị đoan.