Hướng dẫn cúng cô hồn thế nào cho đúng?
Ý nghĩa của việc cúng cô hồn hay cúng chúng sanh
Theo quan niệm người Việt, con người chúng ta có cả phần hồn và phần xác. Khi con người mất đi, phần hồn vẫn còn tồn tại. Tùy theo nghiệp của mỗi người đã tạo ra khi còn sống, sẽ quyết định phần hồn theo cõi nào, đường nào; có người được siêu thoát kiếp khác, có người bị đày xuống địa ngục chịu sự cai quản Diêm Vương; có người phải làm quỷ đói sống vất vưởng đi khắp nơi quấy phá.
Và theo truyền thuyết, từ ngày mùng 2- 14/7, Diêm Vương ra lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan và sau 12h00 đêm ngày 14/7 đóng cửa lại, ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Chính vì thế, người dân thường cúng cô hồn từ đầu tháng tháng 7 âm lịch. Lễ cúng cô hồn được chuẩn bị tươm tất như tất cả các lễ cúng quan trọng khác, có đồ cúng, có bài cúng cô hồn, có giấy cúng tiền vàng,.. để cúng cho những cô hồn, xua đuổi vận xấu và cầu được bình an trong cuộc sống, trong việc làm ăn.
Xem thêm: Bài cúng cô hồn
Thời gian nên thực hiện lễ cúng cô hồn
Theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, lễ cúng cô hồn nên thực hiện vào buổi chiều tối. Vì ban ngày có ánh sáng rất mạnh các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu, có thị bị hồn phí phách tán. Cúng ban ngày, các cô hồn không dám lên để đón nhận vật phẩm. Vào buổi buổi hoặc chiều tối, là lúc vong hồn tích tụ, họ mới có thể nhận được vật phẩm gia chủ cúng.
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn vào tháng 7
Theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, tháng 7 có ngày xá tội vong nhân nên nhiều người chuẩn bị mâm cơm cúng trước nhà để cúng những vong linh bơ vơ không nơi nương tựa. Đây gọi là cúng cô hồn hay là cúng thí thực.
Ngoài mâm cúng tổ tiên để bài tỏa lòng thương nhớ, thì mâm cúng chúng cô hồn (mâm cúng chúng sanh) cũng rất quan trọng, cần cúng đúng để không gặp xui xẻo trong tháng 7 cũng như tích phước đức cho con cháu, xóa tội cho vong linh của gia đình.
Mâm cúng cô hồn này thường gồm các lễ vật đơn giản sau:
- Trái cây ngũ quả
- Hoa ngũ sắc
- Dĩa muối gạo
- Cháo trắng nấu loãng 6 chén hoặc 12 chén
- Đường thẻ
- Bắp, khoai lang, khoai mỳ luộc
- Mía cóc ổi
- Bánh kẹo, bánh bỏng, bắp nổ, bánh men, sữa,…
- Giấy tiền vàng bạc, giấy áo, quần áo chúng sanh 20- 50 bộ, quần áo người lớn…
- Đèn cầy 2 ly, nhang 3 cây, nước 3 ly
- Cháo trắng làm món không thể thiếu khi cúng cô hồn, cúng chúng sanh vì theo dân gian đây là món dành cho vong hồn bị đày đọa, mang cuốn họng nhỏ không thể ăn thức ăn thông thường.
Có nhiều thắc mắc mâm cúng cô hồn nên cúng mặn hay cúng chay. Theo các chuyên gia việc cúng mặn hay cúng chay không quan trọng bằng thái độ và lòng của gia chủ.
Nên đặt mâm cúng cô hồn ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, gia chủ sắp mâm cúng ra ngoài sân, không đặt mâm cúng ngoài bậu cửa vì nếu đặt phía trong có thể rước vong lạ vào trong nhà.
Đặt mâm cúng cô hồn ngoài sân và sau khi kết thúc lễ cúng, gia chủ phải thực hiện nghi thức mời các vong hồn đi “tiền khách” bằng cách vãi muối gạo, ra đường, đốt vàng mã giấy cúng quần áo.
Đồ cúng cô hồn để trẻ con giật, không được mang vào trong nhà, nếu không có người giật thì mang cho không để lãng phí.
Người Việt cho rằng cúng cô hồn còn được xem là hành vi nhận đạo cứu giúp những vong hồn bơ vơ, không người cúng kiếng; thể hiện lòng kinh trọng của người sống đối với người đã khuất, đề cao việc làm phúc.
Bên cạnh cúng, nhiều người mang tiền, quần áo, thức ăn cho những người nghèo, không con cái, không nhà cửa, lang thang đường phố.