Một trong những thời điểm tổ chức cũng lễ lớn nhất của người Việt sau khi kết thúc Tết Nguyên Đán chính là Rằm tháng Giêng, đây được coi là thời điểm lễ lộc và cung kiến lình đình nhất và đặc biệt là ở những miền miền Bắc. Và để tiến hành nghi lễ này một cách đầy đủ và đúng cách, mời các bạn cũng theo dõi nhưng chia sẻ mà bài viết: Bài cúng và mâm lễ cúng Rằm Tháng Giêng đầy đủ và đúng cách sau đây trình bày.
Rằm Tháng Giêng – Dịp quan trọng không thể thiếu của người Việt
Được coi là một trong những dịp lễ quan trong hàng đầu của người Việt Nam, rằm tháng giêng 15/1 Âm lịch, còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng rằm này vô cùng quan trọng.
Việc cúng lễ này được dựa trên truyền thuyết dân gian, với nội dung chính là: “Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hỏa. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong”.
Ngoài ra, còn một truyền thuyết với nội dung khác cũng liên quan đến lễ cũng rằm tháng giêng và nội dung của nó chính là: “Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết”.
Xem thêm : Bài văn cúng khấn Thổ Thần Thổ Địa
Cúng Rằm Tháng Giêng đầy đủ và đúng cách
Để lễ cúng rằm tháng giêng diễn ra đúng cách thì các gia chủ phải thực hiện theo những lưu ý như sau:
- Đối với mân lễ cũng Phật, thì các gia chủ nên dâng những lễ vật thanh tịnh là những món chay, cùng hương hoa và đèn nến. Nếu gia chủ là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo.
- Đối với mâm cúng gia tiên, thì có thể dâng vật phẩm mặn hoặc chay đều được. Đặc biệt, bạn không thể bỏ quan món chè trôi nước, với mục đích chính là của việc ăn loại bánh này trong dịp rằm tháng giêng là mong muốn gặp được mọi sự như ý, may mắn.
- Một số ý kiến lại cho rằng, vào dịp cúng rằm tháng giêng còn là ngày vía thiên quan, nên rất nhiều người chọn thời điểm này để tiến hành cúng giải hạn, ngăn những tai họa, cầu những điều an lành, may mắn. Chính vì vậy, vào rằm tháng giêng ở Việt Nam thì có rất nhiều chùa chiền tiến hành lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.
- Cho đến hiện nay, rằm tháng giêng được coi là dịp lễ vô cùng đặc biệt và quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam. Chính vì vậy, vào ngày này, có rất nhiều người đến chùa để cầu an, xin đấng thần linh ban những phước lành cho gia đình của mình.
Bài cúng Rằm Tháng Giêng
Sau khi ghi nhớ xong những lưu ý cũng như biết được ý nghĩa lễ cúng rằm tháng giêng mang lại, thì tiếp theo gia chủ cần chuẩn bị cho mình bài văn khấn rõ ràng và mạch lạc. Dưới đây là mẫu văn khấn mà gia chủ có thể tham khảo và lưu lại để những dịp sau dùng.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại:……………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Với những nội dung của bài viết: Bài cúng và mâm lễ cúng Rằm Tháng Giêng đầy đủ và đúng cách trên đây, thì việc tiến hành cúng lễ vào dịp này của bạn sẽ trở nên tươm tất, cũng như lòng thành của bạn sẽ được bề trên chứng giám và phù hộ sớm thành hiện thực.